Kỹ thuật nuôi gà đá chân mạnh: Chân là bộ phận quan trọng với một chiến kê. Có một bộ chân khỏe mạnh, cứng cáp và linh hoạt sẽ giúp các chiến kê dành rất nhiều lợi thế trong trận đấu. Vì vậy hôm nay anh em hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách nuôi một con gà đá chân mạnh nhé.
- Cachnuoigada.com – tổng hợp tin tức nuôi gà, blog dành cho anh em yêu gà.
Thế nào là gà đá chân mạnh? – kỹ thuật nuôi gà đá chân mạnh
Gà đá chân mạnh là giống có những cú đá như trời giáng, sức đá vô cùng mạnh mẽ, gây tổn thương nghiêm trọng cho đối phương. Những chiến kê dính phải những đòn chân đá mạnh như vậy sẽ bị thương và bỏ chạy vì sợ.
Có nhiều trận giao đấu trên trường gà người xem được chứng kiến các cú đá mạnh và chuẩn làm chiến kê đối phương phụt máu và chết ngay tại chỗ. Đòn đá chân với uy lực khủng khiếp vậy được xem là một vũ khí lợi hại của các chiến kê mà đối thủ phải e dè và nể sợ.
Chế độ ăn uống khi nuôi đá chân mạnh
Chế độ ăn uống được xem là một yếu tố quan trọng để gà khỏe mạnh và có lực đá mạnh. Trong chế độ ăn hằng ngày bạn cần cung cấp các bữa ăn chính và bữa ăn phụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thức ăn chính của gà đá chân mạnh
Trong bữa ăn chính bạn cần cung cấp các loại protein khác nhau để gà có cơ thể săn chắc, cơ xương cứng cáp.
Thức ăn chính thường là thóc, người nuôi nên cho gà ăn thóc đã nảy mầm vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao giúp cơ thể gà đá khỏe mạnh.
Bổ sung mồi, chất tanh cho gà đá chân mạnh
Để nuôi gà đá chân mạnh ngoài các bữa ăn chính thóc, người nuôi cần bổ sung thêm các loại mồi tanh trong khẩu phần ăn.
Các loại mồi tanh mà người nuôi cần bổ sung cho gà đá: thịt lợn, sụn lợn, thịt bò, sụn bò, ếch nhái, rắn, thằn lằn, các loại bò sát,…
Lưu ý các bạn nên cho gà đá ăn các mồi tanh này vào buổi trưa để dễ tiêu hóa và tạo năng lượng cho buổi chiều.
Bổ sung các loại rau, chất xơ cho gà đá chân mạnh
Trong khẩu phần ăn của gà đá chân mạnh người nuôi cần bổ sung thêm các loại rau củ như: rau muống, cải thảo, xà lách. cà rốt, bí đỏ, cà chua, dưa hấu,…
Mục đích giúp gà dễ tiêu hóa, tạo cảm giác mát mẻ cho gà.
Bổ sung các loại vitamin
Ngoài các bữa chính và bữa phụ, để nuôi gà đá chân mạnh người nuôi cần phải bổ sung thêm các loại vitamin như: vitamin nhóm B, A, D3, E,… và canxi.
Các bài tập huấn luyện cho gà đá chân mạnh
Để trở thành các con gà đá chân mạnh yêu cầu các chiến kê phải trải qua quá trình huấn luyện vô cùng khắc nghiệt nhằm mục đích tăng số lượng cơ ở chân cộng với lực đá mạnh như trời giáng.
Bài tập tạ
Ở bài tập này người nuôi sẽ đeo 2 quả tạ vào 2 chân con gà và để gà đi lại hoạt động bình thường. Lúc đầu có gà thể không quen, nhưng qua một thời gian sẽ bình thường. Khi chân không còn tạ thì gà sẽ trở nên linh hoạt và lực đá của chân sẽ rất mạnh. Tạ sẽ có nhiều trọng lượng khác nhau. Các bạn tập cho gà tập từ tạ với khối lượng nhẹ tới nặng.
Bài tập chạy lồng
Ở bài tập này người nuôi nhốt một con gà khác vào trong lồng sau đó úp thêm một cái lồng to hơn ở ngoài. Cuối cùng thả gà tre cần tập bên ngoài để 2 con nhìn thấy nhau. Mỗi lần tập kéo dài từ 20 – 30 phút để tăng số lượng cơ cho đùi. Mục đích của bài tập chạy lồng nhằm tăng cường cơ bắp và sức dẻo dai của chân, nâng cao thể lực và tăng thể lực cho các cú đá.
Bài tập hẫng chân tự do
Để thực hiện bài tập này người nuôi đặt tay phải đặt ở lườn trước gà, tay trái đặt ở lườn sau, sau đó nâng gà lên khoảng 30cm rồi thả cho gà rơi tự do. Các ngày đầu tập từ khoảng 20 cái /lần sau đó tăng dần cường độ đến khi nào đạt 200 lần / ngày thì duy trì ở mức đó.
Bài tập nhồi gà
Ở bài tập này người nuôi sẽ đặt tay trái trên lưng đuôi và tay phải đặt dưới lườn trước của gà rồi hất gà lên cao sao cho gà sẽ vỗ cánh và bung hai chân để đáp xuống. Bài tập này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho gà, các tư thế bung chân của ra sẽ trở nên nhuần nhuyễn hơn.
Chế độ nghỉ ngơi cho gà đá chân mạnh
Song song với việc huấn luyện cho gà các bài tập kém chế độ ăn dinh dưỡng, người nuôi cần kết hợp thêm các vần hơi và vần đòn theo chu kỳ tháng.
Lưu ý nên bịt cựa và chọn đối thủ tập luyện cẩn thận để tránh làm gà bị thương. Thực hiện tốt các bài vần hơi, vần đòn sẽ giúp gà trở nên cứng cáp nhanh nhẹn và có những thế đá rất hiểm. Sau cái bài tập trên cơ thể gà sẽ trở nên mệt mỏi, đây là lúc bạn nên thực hiện các phương pháp giúp gà nghỉ ngơi và hồi phục sức lực như:
Om bóp gà
Dùng khăn nhúng vào dung dịch nước ấm pha với rượu nghệ để om bóp khắp cơ thể gà. Nên thực hiện việc om bóp này vào buổi sáng để giúp da gà trong đỏ hơn, dày hơn, tránh bị bệnh mốc ở da,
Phơi nắng gà vào sáng sớm
Người nuôi cho gà phơi nắng từ 6h30 – 8h hằng ngày để giúp gà hấp thụ vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin D.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thông thoáng
Người nuôi cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh máng ăn để gà tránh các mầm bệnh và hạn chế bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Kết luận: Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết hướng dẫn cách nuôi gà đá chân mạnh. Hy vọng với kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp anh em sớm trở thành các sư kê chuyên nghiệp.